Bố mẹ cần lưu ý 5 bệnh viêm nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới đây do hệ thống miễn dịch của bé còn yếu, chưa hoàn chỉnh và chưa được tiêm phòng đầy đủ khi dưới 1 tuổi.
Trẻ có thể bị lây nhiễm trực tiếp từ các mầm bệnh trong môi trường xung quanh, hay gián tiếp từ người chăm sóc hoặc người tiếp xúc trực tiếp với trẻ.
Ngoài vi sinh vật mang mầm bệnh có trong không khí, chúng còn tồn tại trên cơ thể người, gây nên 5 bệnh viêm nhiễm thường gặp và một số bệnh khác. Mầm bệnh sẽ được truyền sang làn da nhạy cảm của bé, dẫn tới những vấn đề lớn cho sức khỏe của bé. Vì vậy, cần chú ý khử khuẩn an toàn, bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của vi sinh vật, tránh những hệ lụy xấu đến sức khỏe con trẻ.
5 bệnh viêm nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh
Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm ở trẻ là mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng nói chung và phụ huynh nói riêng. Hàng ngày, trẻ em phải tiếp xúc với nhiều loại vi trùng: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, dù có vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh bé nhưng vẫn luôn ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gây bệnh.
Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh
Cảm lạnh là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở mũi và cổ họng của bé do nhiều loại virus gây ra, trong đó Rhino là phổ biến nhất. Loại virus này xâm nhập vào cơ thể bé thông qua mắt, mũi, miệng của bé.
Con đường lây nhiễm cho trẻ có thể là:
Không khí: Dị ứng và khói thuốc lá, bụi, thời tiết chuyển lạnh, không khí khô, hoặc người bị cảm lạnh ho, hắt hơi, nói chuyện truyền trực tiếp virus sang trẻ.
Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Người bị cảm lạnh chạm vào cơ thể bé, mang virus cảm lạnh truyền cho bé hay ngược lại, bé chạm vào bàn tay người chăm sóc, sau đó chạm vào mặt, mũi hoặc miệng của bé.
Tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm: Việc tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm như đồ chơi, đồ dùng, quần áo, … có thể chứa các virus gây ra chứng cảm lạnh ở trẻ.
Biểu hiện nhận biết của bệnh cảm lạnh là nghẹt mũi và chảy nước mũi, kèm theo các triệu chứng khác như sốt, quấy khóc, khó ngủ, bú kém hoặc không bú do nghẹt mũi.
Trẻ sơ sinh bị hăm tã
Hăm tã là tình trạng viêm da và là 1 trong 5 bệnh viêm nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh. Các dấu hiệu thường gặp như nổi mẩn đỏ ở phần da tiếp xúc với tã bao gồm hậu môn, bẹn, bộ phận sinh dục, dần lan ra mông, đùi gây ngứa rát khó chịu, phù nề trên diện rộng. Thậm chí, tình trạng này kéo dài sẽ gây nếu bội nhiễm, nổi mụn mủ, lở loét, chảy máu.
Hăm tã là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân như da bị cọ xát liên tục với bỉm, da bị kích ứng với chất liệu làm tã hay hóa chất tạo mùi, phân và nước tiểu, nhiễm trùng nấm men.
Trẻ cũng thường đi tiểu tiện và đại tiện ngay trong tã, khiến cho nhiệt độ và độ ẩm quanh phần dưới tã tăng, bẩn và ẩm ướt, tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi sinh vật, nấm men, đặc biệt là nấm Candida albicans gây nên.
Nếu không thay tã thường xuyên, tình trạng ẩm ướt trong thời gian dài sẽ chuyển sang dạng viêm da, trong đó thủ phạm chính gây nên hăm loét đó là nấm và vi khuẩn.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, chủ yếu do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng bởi sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, ký sinh trùng tiêu biểu là virus Rota, vi khuẩn nhóm E. coli, vi khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh tiêu chảy cấp.
Con đường lây nhiễm thông qua việc thức ăn, dụng cụ, cách chế biến chưa đảm bảo vệ sinh hay bé tiếp xúc với vật dụng mang mầm bệnh rồi cho vào miệng. Trong khi đó, hệ tiêu hóa của bé còn yếu, sức đề kháng không đủ để chống lại các vi sinh vật mang mầm bệnh.
Trẻ mắc bệnh thường đi ngoài nhiều lần, phân sống có mùi tanh hôi hay có lẫn nhầy máu. Bên cạnh đó, trẻ còn có những biểu hiện khác như quấy khóc, nôn mửa hoặc sốt, kéo dài 3-6 giờ trước khi tiêu chảy.
Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng rốn là tình trạng vùng rốn và mô xung quanh rốn sưng tấy, đỏ, chảy dịch mủ, có mùi hôi, đôi khi rỉ dịch hoặc chảy máu nhẹ.
Tác nhân gây nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do vi khuẩn ngoài da xâm nhập vào trong rốn, tiêu biểu là vi khuẩn tụ cầu vàng hay do nhiễm vi trùng gram (-) từ phân và nước tiểu có trên tả đi qua rốn. Cũng có thể do vi trùng uốn ván từ các loại dụng cụ hỗ trợ sinh ản không được vô trùng.
Nhiễm trùng rốn rất dễ tiến triển nặng nếu không xử lý kịp thời. Đặc biệt, nhiễm trùng rốn uốn ván và nhiễm trùng máu là những biến chứng gây tử vong cao hàng đầu ở trẻ sơ sinh.
Viêm tai giữa: 1 trong 5 bệnh viêm nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh và rất nguy hiểm nếu điều trị chậm
Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện ở tai giữa. Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công làm tổn thương lớp biểu bì, niêm mạc vùng tai giữa, hoặc bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài môi trường, gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, trẻ viêm mũi họng, nếu không được trị dứt điểm sẽ gây biến chứng viêm tai giữa.
Ngoài ra, cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh, ống thính giác đóng nên chất lỏng, tạp chất lẫn vi khuẩn không thoát ra ngoài, bị kẹt lại bên trong, dễ bị tắc, gây nhiễm trùng.
Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng, trẻ thường có những biểu hiện đặc trưng như sốt cao, khó ngủ, hay quấy khóc, bú kém hoặc bỏ bú, có dịch hay mủ chảy từ ống tai ngoài, dùng tay dụi, kéo vành tai …
Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng viêm nhiễm chuyển biến xấu, trẻ có nguy cơ gặp phải các biến chứng như thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức nghe, chậm phát triển ngôn ngữ, nặng hơn là viêm màng não, áp xe não, liệt dây thần kinh mặt…
Khử khuẩn để phòng ngừa 5 bệnh viêm nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng non nớt, do đó việc chăm sóc trẻ kỹ lưỡng hơn trong những thời gian đầu cho đến khi hệ miễn dịch phát triển hoàn thiện là rất quan trọng.
Qua thống kê 5 bệnh viêm nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh cho thấy: Việc tiếp xúc với bất kỳ loại virus và vi khuẩn nào cũng có thể đe dọa tính mạng của bé. Vì vậy, việc “cách ly” bé với những thành phần có hại này là vô cùng quan trọng.
Có nhiều cách để ngăn vi khuẩn, virus, nấm mốc tấn công bé như: hạn chế để bé vào những môi trường không thuận lợi như quá lạnh hoặc quá nóng, nên phơi quần áo, vật dụng của bé ở nơi khô ráo, nhiều ánh nắng; vệ sinh nhà cửa, vật dụng sạch sẽ, vệ sinh cá nhân đầy đủ bằng sản phẩm kháng khuẩn an toàn trước khi chăm sóc bé, chọn tã phù hợp với bé và thay/khử khuẩn tã kịp thời…
Trong đó, việc lựa chọn sản phẩm khử khuẩn cho trẻ sơ sinh, hạn chế tối đa sự tấn công của vi sinh vật mang mầm bệnh, bảo vệ sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trường thành là vô cùng quan trọng.
Vì làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, nhạy cảm, chính vì vậy khi chọn sản phẩm khử khuẩn cho trẻ cần chú ý những tiêu chí sau:
- Có khả năng kháng khuẩn dịu nhẹ và an toàn cho trẻ
- Thành phần lành tính, tự nhiên, được chứng minh an toàn tuyệt đối với làn da trẻ
- Không chứa hóa chất, paraben, phẩm màu hóa học hay hương liệu
- Đảm bảo độ cân bằng pH trung tính
- Khử khuẩn nhanh chóng, không bị nhờn rít
- Không gây đau, xót, làm dịu da bé
- Sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Kentori – Giải pháp ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh
Kentori Hygiene Care là dòng sản phẩm kiểm soát nhiễm khuẩn thông qua cơ chế khử khuẩn vật lý, ức chế sự phát triển và lây lan, phá vỡ cấu trúc tế bào của vi sinh vật bằng hợp chất HOCl (Hypochlorous acid).
Kentori đảm bảo các tiêu chí nổi bật khi lựa chọn sản phẩm kháng khuẩn cho trẻ sơ sinh:
- Sản phẩm được sản xuất từ công nghệ hiện đại, độc quyền nghiên cứu và phát triển bởi Đại học Tohuku (Nhật Bản) và Kentek Pharma, được Viện Nghiên cứu Y tế Noguchi, Nhật Bản khuyến nghị sử dụng vì an toàn và chất lượng
- Thành phần 99,985% là nước, dung dịch kháng khuẩn HOCl có nồng độ ổn định 0,004%, hàm lượng Ppm 45-65, pH từ 4,5-5,5, đảm bảo cân bằng pH trung tính cho da trẻ. Đây là chỉ số mang đến hiệu quả nhanh chóng và cực kỳ an toàn và mang đến cảm giác dịu nhẹ cho trẻ sơ sinh.
- Kentori đảm bảo 3 không: không cồn, không hóa chất và không chất bảo quản. Sản phẩm hoàn toàn thân thiện, không gây kích ứng, nhờn dính
- Khả năng làm sạch và khử khuẩn nhanh chóng chỉ trong 5 giây, nhờ vào tính chất oxy hoá mạnh mẽ, phá vỡ cấu trúc tế bào của vi sinh vật từ bên trong
- Có thể sử dụng để khử trùng trên vết thương hở
Cách sử dụng Kentori để khử khuẩn an toàn cho trẻ sơ sinh:
Cách 1: Khử khuẩn trực tiếp cho trẻ:
- Giữ chai cách khoảng 10-15cm
- Xịt trực tiếp lên da bé hoặc vết thương hở.
Cách 2: Khử khuẩn gián tiếp cho trẻ:
- Chuẩn bị tăm bông, bông gòn y tế hoặc khăn sữa khô và sạch
- Xịt một lượng vừa đủ để thấm ướt bông gòn hoặc khăn sữa
- Lau một cách nhẹ nhàng lên làn da trẻ. Đặc biệt chú ý vệ sinh các vùng da có nếp gấp như cổ, nách, các kẽ tay, kẽ chân, bẹn, hậu môn và vùng kín …
- Có thể để dung dịch khô một cách tự nhiên hoặc lau đi sau 5 giây.
Bên cạnh việc khử khuẩn an toàn cho trẻ, cần lưu ý khử khuẩn tay cũng như vật dụng thường xuyên, trước khi tiếp xúc với làn da trẻ. Sản phẩm có tác dụng khử khuẩn nhanh chóng chỉ trong 5 giây:
- Làm sạch tay: Xịt vào lòng bàn tay một lượng vừa đủ để bao phủ bề mặt cần kháng khuẩn, xoa đều.
- Làm sạch đồ dùng: Xịt đều lên bề mặt vật dụng, dụng cụ cần kháng khuẩn. Để khô tự nhiên.
Đa số nguyên nhân gây tác nhân bệnh cho trẻ sơ sinh xuất phát từ các vi khuẩn, virus, nấm men mang mầm bệnh. Vì vậy cần chú trọng khử khuẩn an toàn, dịu nhẹ, không gây kích ứng cho trẻ. Trong đó, Kentori là một sản phẩm kháng khuẩn đột phá, hiệu quả và an toàn với cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nói riêng và mọi gia đình Việt nói chung. Sản phẩm là giải pháp diệt khuẩn an toàn cho bé, giúp giảm hăm tã, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn nhờ việc làm sạch, diệt khuẩn hiệu quả trên mọi bề mặt vật dụng và cơ thể người.